Từ 1/1/2023, truyền hình trả tiền mạng Internet (OTT TV) trong nước sẽ được “cởi trói” để cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp OTT ngoại khi Nghị định số 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực. Trong cuộc đua này, truyền hình MyTV vào sân chơi bằng nội dung độc quyền…

Báo cáo mới nhất của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy sự bão hòa của dịch vụ truyền hình truyền thống, khi thuê bao và doanh thu dịch vụ đã chững lại, trong khi dịch vụ truyền hình trên mạng Internet (OTT TV) có dư địa tăng trưởng lớn.

Sân chơi lớn, áp lực cạnh tranh cao

Dự kiến doanh thu cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cả năm 2022 đạt khoảng 9.300 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 9.200 tỷ đồng của năm 2021. Trong khi đó, doanh thu dự kiến của OTT TV trong nước trong năm 2022 dự báo đạt 740 tỷ đồng, tăng rất mạnh so với khoảng 200 tỷ đồng của năm 2021.

Việt Nam hiện có 38 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tăng 1 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh các doanh nghiệp đã được cấp phép và hoạt động theo pháp luật như MyTV, Next TV hay FPT Play… thị trường truyền hình trả tiền trong nước đang có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới, như Netflix, AppleTV, WeTV, IQIYI…

Hiện nay, OTT TV chiếm 20% thị trường, đạt xấp xỉ 3,6 triệu thuê bao, với doanh thu gần 190 tỷ đồng và đang tăng trưởng mạnh. OTT TV, ngoài các kênh chương trình, còn cung cấp tới 20.000 giờ nội dung truyền hình theo yêu cầu (VOD), trong đó, phim các loại chiếm đến 60% thời lượng.

Sự dịch chuyển thói quen xem truyền hình trả tiền truyền thống sang truyền hình trên Internet (IPTV, OTT) và sự góp mặt của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang làm tăng mức độ cạnh tranh của truyền hình trả tiền.

Báo cáo từ Akamai cho thấy, Việt Nam có tới 36 triệu người dùng OTT TV trong số 180 triệu người dùng của toàn bộ Đông Nam Á. Thị trường OTT TV Đông Nam Á sẽ đạt trị giá 54 tỷ USD vào năm 2026 – một con số rất đáng để các doanh nghiệp truyền hình trả tiền quan tâm.

Cơ hội cạnh tranh công bằng

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Nghị định này khẳng định quan điểm quản lý dịch vụ OTT TV là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới bình đẳng như doanh nghiệp trong nước. Theo đó, doanh nghiệp OTT TV xuyên biên giới vào Việt Nam phải được cấp phép và hoạt động như các doanh nghiệp Việt Nam.

Như vậy, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nền tảng OTT xuyên biên giới sẽ “cùng mặt bằng”, khi doanh nghiệp ngoại buộc phải tuân thủ luật chơi của Việt Nam trong cấp phép, đóng phí, thuế, biên tập nội dung…

Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc thiết lập nền tảng pháp lý để các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam không phải là Việt Nam gây khó khăn cho các công ty xuyên biên giới, cũng không phải là vấn đề quan hệ song phương giữa Việt Nam với nước này, nước khác, mà chính là để tạo sân chơi công bằng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước; xóa bỏ định kiến rằng, quản lý nhà nước đang bảo hộ ngược doanh nghiệp nước ngoài do thiếu quy định khả thi để quản lý họ.

Tham khảo >>  Neymar Trở Lại - Ngôi Sao Sáng Rực Trong Trận Giao Hữu Của PSG Tại Busan

Ở một góc độ khác, với chính sách mới, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền Việt Nam cũng phải thay đổi. Chuyển đổi số để cạnh tranh với OTT TV là vấn đề sống còn trong thời gian tới.

Theo chuyên gia, Việt Nam cần đề ra các chiến lược thúc đẩy thị trường truyền hình trả tiền theo phương châm “phát triển đi đôi với quản lý tốt” dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Một mặt vừa làm tăng số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về quy mô và phạm vi tác động, mặt khác thúc đẩu nâng cao chất lượng về nội dung thông tin, hướng tới người tiêu dùng.

Muốn cạnh tranh lành mạnh, Việt Nam cần áp dụng cơ chế kiểm soát thị trường về vấn đề sở hữu và giá thành dịch vụ truyền hình trả tiền. Mỗi doanh nghiệp nên cung cấp 1 loại hình dịch vụ và đẩy mạnh, kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ để cạnh tranh lành mạnh với các dịch vụ truyền hình trả tiền khác.

Thứ hai, Việt Nam cần thiết lập hành lang pháp lý đủ mạnh để đối phó với tình trạng doanh nghiệp xuyên biên giới. Các sản phẩm truyền hình ngoại phát sóng tại Việt Nam phải được kiểm duyệt, biên tập, biên dịch đúng theo quy định của Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, quy định thuế tương tự như các doanh nghiệp trong nước.

Trước vấn đề bản quyền chương trình truyền hình, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu, bổ sung quy định, chế tài để kiểm soát tình trạng này và thúc đẩy kinh doanh nội dung truyền hình phát triển, lành mạnh hóa thị trường.

Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh truyền hình trả tiền đúng với tôn chỉ mục đích đường lối chính trị Việt Nam, góp phần định hướng dư luận xã hội. Kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thị trường truyền hình trả tiền.

Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam còn nhiều cơ hội để biến khó khăn thành cơ hội để có những bước đi đột phá và sáng tạo từ các doanh nghiệp kinh doanh. Chính vì thế, hành lang pháp lý là cơ sở rạch ròi để tạo nên một trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng.

Cạnh tranh bằng nội dung độc quyền

Có một thực tế là tuy cùng là cạnh tranh, nhưng cạnh tranh giữa viễn thông và truyền hình trả tiền có khác nhau cơ bản. Đó là với viễn thông, càng thu hút nhiều thuê bao, thời gian khấu hao thiết bị càng nhanh và giá thành giảm – đó cũng là thực tế mà trong nhiều năm qua viễn thông liên tiếp giảm cước, áp dụng khuyến mãi lớn; nhưng ở lĩnh vực truyền hình trả tiền thì cạnh tranh chính là vấn đề nội dung liên quan đến chất lượng, đến con người và phí bản quyền, có thể gọi đó là chất xám, mà đầu tư cho chất xám thì chỉ có tăng giá, chứ không giảm giá.

Cụ thể, bên cạnh việc đầu tư vào thiết bị, công nghệ, các nhà đài còn phải đầu tư vào sản xuất các chương trình, mua bản quyền nội dung để phục vụ người xem. Một số nhà đài còn đưa ra các nội dung riêng để cạnh tranh, như AVG sản xuất kênh truyền hình Phật giáo, K+ mua bản quyền các giải thể thao lớn như Giải Ngoại hạng Anh…

Tham khảo >>  Tuyển Nữ Philippines Trắng Tay trước Na Uy 0-6 và Kết Thúc Hành Trình World Cup Nữ 2023

Tháng 01/2021, Tập đoàn VNPT đã chính thức cung cấp ra thị trường dịch vụ truyền hình MyTV trên nền tảng công nghệ OTT (gọi tắt là ứng dụng MyTV/app MyTV) với các thiết bị thông minh như smart tivi, smartphone và tablet. Với nền tảng OTT của MyTV, dù đang giải trí tại gia hay ở bất kỳ đâu, người dùng đều có thể truy cập vào ứng dụng truyền hình MyTV để xem kho nội dung cực kỳ hấp dẫn và đa dạng, được giới chuyên môn đánh giá là dẫn đầu phân khúc thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

Mặc dù mới cung cấp không lâu, đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình MyTV cho hay, trong công cuộc cạnh tranh với truyền hình trong nước và doanh nghiệp ngoại ngoài việc đảm bảo kho nội dung lên tới hàng trăm nghìn giờ nội dung, MyTV đang đầu tư mạnh vào các nội dung khác biệt, đặc biệt những thể loại nội dung được khán giả ưa chuộng như phim ảnh, âm nhạc, thiếu nhi, thể thao… Với nội dung đa dạng, khác biệt về cả kênh và video theo yêu cầu (VOD), MyTV tự tin có thể cạnh tranh với các ứng dụng truyền hình trả tiền OTT khác trong bối cảnh có môi trường cạnh tranh sòng phẳng, công bằng.

Sự tự tin này hoàn toàn là có cơ sở, khi ở thời điểm này, Truyền hình MyTV đang dẫn đầu phân khúc thị trường với 170 kênh truyền hình. So với FPT Play, MyTV nổi trội hơn ở chùm 20 kênh VTVCab với nhiều giải thể thao lớn. So với SCTV, MyTV phát sóng cả 3 kênh phim Hollywood đặc sắc nhất thị trường là HBO, Cinemax và Box Hits. Sự hợp tác của truyền hình MyTV với nhiều đối tác trong và ngoài nước như LionsGate, MGM, Sony Pictures, iQiYi, Qnet, VTV Cab, Danet, K+… cho phép khách hàng xem miễn phí hàng ngàn bộ phim, nhiều nội dung VOD 4K với chất lượng cao.

MyTV hiện là nhà cung cấp có số lượng VOD lớn nhất. MyTV hiện cung cấp hơn 100.000 nội dung online, (~40.000 giờ), có đầy đủ các gói nội dung Premium (K+, HBO Go, Danet, Galaxy Play, Cloud Game).

Sở hữu kho phim Hollywood, phim bom tấn, phim Việt, phim bộ châu Á đặc sắc. MyTV là đơn vị duy nhất trên thị trường hòa gói Galaxy Play với giá cước thuê bao không đổi. Trong khi các nhà cung cấp khác đang bán gói Galaxy Play với mức cước 70.000 đồng/thuê bao.

Hiện MyTV đang có 2 phim độc quyền toàn thị trường Việt Nam là những phim khá Hot. Phim song song độc quyền Trung Quốc: Trò Chơi Thương Trường – Game of Wisdom (Sở hữu quyền độc quyền phân phối tại Việt Nam bởi MyTV). Phát sóng: 22h Từ thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần trên mục Live Sự kiện; phát lại tại mục Phim truyện dịch vụ truyền hình MyTV. Cập nhật liên tục các bộ phim phát sóng song song với truyền hình nước ngoài với tần suất 40-45 tập phim/tháng. Đặc biệt, tháng 11 ra mắt các phim SONG SONG, ĐỘC QUYỀN phân phối toàn thị trường (Trò chơi thương trường, Khanh khanh nhật thường, đang là phim Hot đứng đầu chỉ số truyền thông và thảo luận về nội dung lẫn diễn viên trên Weibo, Vllinkage, Datawin).

Với phim Add- on, MyTV hiện có trên 3.500 giờ nội dung độc quyền – HBO Original, do HBO sản xuất tại Mỹ và Châu Á, phim bom tấn Holllywood, phim ăn khách châu Á, các chương trình trẻ em yêu thích cùng 02 kênh truyền hình đặc sắc HBO, Cinemax (thuộc 5 kênh nước ngoài có lượt xem cao nhất tại Việt Nam). Nội dung được cung cấp song song/ngay sau khi phát sóng lần đầu tiên trên kênh hoặc công chiếu trực tuyến ngay trên HBO GO/HBO MAX toàn cầu (không phát hành qua rạp). 30% số lượng phim chiếu rạp của 6 hãng sản xuất lớn nhất toàn cầu, cung cấp sau 9-12 tháng kể từ ngày ra rạp và đa phần là các phim mới sản xuất từ năm 2018 trở lại đây

Tham khảo >>  Nam Định thua Viettel ở tứ kết Cúp Quốc gia 2023: Lý do và Triển vọng trong V.League

Những bộ phim đình đám nhất: Gia Tộc Rồng, Nguồn Gốc Gia Tộc Rồng, Tiếng Thét (2022), loạt phim Vòng Tròn Oan Nghiệt loạt phim Sadako 3D, loạt phim Lời Nguyền, Khu Nghỉ Dưỡng Hoa Sen Trắng S, Sinh Vật Huyền Bí: Những Bí Mật Của Dumbledore; Clifford, Chú Chó Đỏ Khổng Lồ,…

Gần 1.000 giờ phim điện ảnh/phim bộ (Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam). Các tựa phim điện ảnh đỉnh cao của các studio hàng đầu Hollywood cùng rất nhiều các phim điện ảnh đặc sắc của Châu Á, từ phim võ thuật Hồng Kông hài hước Châu Tinh Trì cho tới điện ảnh Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) được đầu tư kinh phí khổng lồ. Những tác phẩm điện ảnh kinh điển từ các quốc gia được Việt hóa. Cập nhật các bộ phim điện ảnh chiếu rạp Việt Nam không có bản lậu.

Những bộ phim đình đám nhất: Phim lẻ: Người Dịch Chuyển, Quỷ Ám, Võ Lâm Truyền Kỳ, Phát Tài, Không Bao Giờ Nói Lời Từ Biệt, Tân Câu Chuyện Cảnh Sát,… Phim bộ: Muôn Kiểu Ghen Tuông, Lớp Học Bí Mật, Chuyện Nghề Y -Người Thầy Y Đức, Hỏa Vương Phá Hiếu, Xã Hội Thượng Lưu, Trẻ Như Chúng Ta, Biệt Đội Số,…

Hợp tác sản xuất độc quyền các phim Sitcom/Phim bộ với tần suất 1-2 bộ/quý. Phát sóng các Liveshow âm nhạc độc quyền hàng quý, các show chương trình hàng tuần, gameshow tương tác có quà tặng,…Tổ chức sản xuất và phát Live độc quyền các giải: Brave CF (MMA), World Cup of Pool 2022, Soccer Champions Tour 2022

Không chỉ vậy, truyền hình MyTV còn đầu tư bản quyền phát sóng trực tiếp nhiều giải thể thao như: NBA, FA Cup, World Cup, US Open, Copa America… và rất nhiều giải đấu thể thao quốc tế từ các đối tác cung cấp dịch vụ như: Ngoại hạng Anh, Champions League, Europa League, Bundesliga, La Liga, Nation League… Các chương trình do MyTV sản xuất đều có sự đầu tư lớn về nội dung, tuân thủ đầy đủ các quy trình về cấp phép, về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch chặt chẽ theo quy định.

Do đã hoà toàn bộ chùm kênh VTV Cab vào gói cước thuê bao và có chùm kênh K+ dạng Add on nên khách hàng MyTV có cơ hội thưởng thức toàn bộ các giải thể thao đặc sắc trên các kênh truyền hình chuyên thể thao của VTVCab và K+, tương tự khách hàng Viettel, VTVCab, SCTV. Riêng FPT Play bù lại sự thiếu hụt chùm kênh VTVCab bằng giải thể thao độc quyền Cúp bóng đá Châu Âu và 1 số giải đấu khác.

Cụ thể: MyTV Có đầy đủ các giải thể thao lớn: giải bóng đá vô địch châu Âu (La Liga, Bundesliga, Series A, Ligue 1); giải V-League, cúp Quốc gia, vòng loại WC khu vực châu Á, SEA Games, U20 Châu Á 2023; Soccer Champions Tour 2022; Brave CF (MMA), Worldcup of Pool, DNSE VIETNAM OPEN 2022; Ngoại hạng Anh EPL, UEFA Nations League, Formula 1, MotoGP, UFC, Grand Slam, Tennis ATP Tour, Golf PGA Tour, Đua xe WRC, W Series.

VOD: Đường tới World Cup 2022, Bên lề sân cỏ và Highlight với nhiều nội dung hấp dẫn phục vụ khách hàng trong kỳ World Cup 2022.

Việt Nam có một thị trường lớn gần 100 triệu dân. Số người dùng truyền hình trả tiền trên Internet chiếm gần 1/4 tổng số người dùng OTT TV của cả khu vực Đông Nam Á – một thị trường hấp dẫn và còn nhiều dư địa để phát triển. Dự báo cuộc đua sẽ rất khốc liệt trong thời gian tới. Với sự phát triển không ngừng và luôn khai phá những mảng nội dung độc quyền như nói trên, MyTV tự tin có thể cạnh tranh với các ứng dụng truyền hình trả tiền OTT khác trong bối cảnh có môi trường cạnh tranh sòng phẳng, công bằng.

Nguồn: vnpt.com.vn

Bài viết liên quan

Đoạn video tưởng niệm của Kyoto Animation nhắc lại vụ khủng bố đau lòng 2019

Gần đây, Kyoto Animation đã phát hành một đoạn video ngắn nhằm tưởng niệm những [...]

Huyền thoại bóng đá Luis Suarez qua đời: Nhìn lại sự nghiệp đáng nhớ

Trên trang chủ của Real Madrid thông báo, huyền thoại của bóng đá Tây Ban [...]

MyTV – Đi Đầu Trong Lĩnh Vực Truyền Hình OTT tại Việt Nam

Trong thời đại số hóa hiện nay, truyền hình qua internet (OTT) đang ngày càng [...]

Rasmus Hojlund: Tân binh MU gặp chấn thương, sẽ mất vài tuần để hồi phục

Trận giao hữu thắng ngược Lens 3-1 của Manchester United (MU) vào tối ngày 5/8 [...]

Tương lai của sao trẻ số 1 Liverpool và mục tiêu của Real Madrid

Tương lai của sao trẻ số 1 Liverpool đang là câu chuyện bàn tán xôn [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *